Bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam (Fito Museum) được xây dựng vào năm 2023 và đưa vào hoạt động chính thức năng 2007. Bảo tàng y học cổ truyền được xây dựng với mong muốn gìn giữ và bảo tồn, tôn vinh nền y học cổ truyền Việt Nam.
Quy mô bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam
Bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam có diện tích gần 600m2, gồm có 1 tầng trệt, 6 lầu và 18 phòng, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ theo phong cách kiến trúc của Việt Nam.
Bảo tàng còn được trang bị các thiết bị nghe nhìn hiện đại. Khi đến tham quan, tại đây khách du lịch được xem phim tài liệu “kinh nghiệm thế kỷ phục vụ sức khỏe” và giới thiệu về lịch sử y học cổ truyền Việt Nam.
Địa chỉ bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam
Bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam tọa lạc tại: số 41, đường Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam
Bảo tàng y học cổ truyền mở cửa từ 8 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần.
Giá vé tham quan:
Khi đến tham quan tại bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam, khách du lịch phải mua vé để vào tham quan với mức giá như sau:
Người lớn: 180.000 VNĐ (khoảng 7,3 USD).
Đối với người cao tuổi, học sinh và sinh viên có mức giá là: 90.000 VNĐ (khoảng 3,6 USD).
Lộ trình tham quan bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam
Khi đến tham quan tại y học cổ truyền Việt Nam, quý khách cần mua vé để được vào tham quan. Để có cái nhìn tổng quan nhất, khách du lịch nên đi theo từng phòng để tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành cho đến nay.
Phòng số 1: Lịch sử y học cổ truyền Việt Nam
Tại căn phòng số 1 là nơi giới thiệu về lịch sử y học cổ truyền Việt Nam. Tại đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các sự kiện đáng kể trong quá trình hình thành và phát triển của y học cổ truyền Việt Nam.
Phòng số 2: Bàn thờ tổ (bàn thờ y tổ)
Đây là nơi thờ phụng Thiền sư Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác) là hai danh y lỗi lạc của Việt Nam.
Phòng số 3: Dụng cụ y học cổ truyền thời tiền sử
Tại căn phòng số 3, khách tham quan sẽ được xem một số hiện vật đồ đá và đồ đồng liên quan đến ngành y học cổ truyền từ thời tiền sử. Hiện nay bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam lưu giữ được rất nhiều hiện vật là dụng cụ y học ngày xưa.
Phòng số 4: Các danh y Việt Nam
Đây là căn phòng trưng bày 15 bức tranh sơn son, thếp vàng của các danh y và tác giả y học cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX.
Phòng số 5: Tháp chàm
Kiến trúc của bảo tàng phản ánh các đặc trưng độc đáo của kiến trúc truyền thống từ nhiều vùng miền và dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, phần tháp nhỏ trong khu vực này còn được thiết kế mô phỏng theo cổng vào Y Miếu Thăng Long, một công trình được xây dựng vào năm 1780 tại Thăng Long – Hà Nội.
Phòng số 6: Di tích y học cổ truyền Việt Nam
Giới thiệu khái quát về y học Phương Đông.
Phòng số 7: Cây y học cổ truyền Việt Nam
“Việt Nam Bách Gia Y” là một bức tranh chạm gỗ, một cây đại thụ trên đó được gắn tên tuổi của 100 danh y và tác giả y học cổ truyền Việt Nam.
Phòng số 8: Dược liệu Việt Nam
Hơn 300 mẫu cây thuốc, động vật, khoáng vật làm thuốc được trưng bày tại đây.
Phòng số 9: Dụng cụ bào chế thuốc
Đây là nơi trưng bày bộ sưu tập về dụng cụ bào chế thuốc như dao cầu, thuyền tán….
Phòng số 10: Mô hình nhà thuốc bắc từ thế kỷ XIX
Mô hình quầy thuốc bắc bao gồm tủ và quầy bán thuốc bằng gỗ từ thế kỷ XIX.
Phòng số 11: Hũ rượu thuôc
Từ xa xưa, phương pháp ngâm rượu làm thuốc để đạt được hiệu quả cao đã được áp dụng. Người Việt xưa thường dùng hủ sành để ngâm rượu thuốc và đặc biệt là rượu thuốc hạ thổ.
Phòng 12: Bộ sưu tập ấm chén thuốc
Bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam có lưu giữ những bức ảnh khảm trai, những bức ảnh này mô tả lại hoạt động liên quan đến ngành y học cổ truyền.
Phòng số 13: Bộ sưu tập cân, giã thuốc
Phòng số 13 trưng bày các hiện vật sử dụng trong các tiệm thuốc của những người ngày xưa sử dụng như chày, cối, cân thời pháp…
Phòng 14: Ấm sắc thuốc
Đây là phong trừng bày bộ sưu tập các ấm hay siêu sắc thuốc.
Phòng 15: Bình rượu thuốc
Bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam trưng bày bộ sưu tập các hũ rượu thuốc, ấm đựng rượu, nậm rượu. Các hiện vật này có niên đại khác nhau, từ các vật phẩm vào thế kỷ I-III và đồ hiện đại thế kỷ XX.
Phòng 16: Thái y viện
Bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam xây dựng căn phòng 16 tái hiện lại nơi chăm sóc sức khỏe cho các vị vua chúa ngày xưa.
Phòng 17: Phòng chiếu phim tài liệu
Đây là căn phòng chiếu bộ phim tài liệu “Kinh nghiệm thế kỷ chăm sóc sức khỏe” bao gồm 5 thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh và phụ đề tiếng Đức, Nga, Pháp. Bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam chỉ cho phép tối đa 50 người vào mỗi lần xem.
Phòng 18: Quầy bán hàng lưu niệm
Tại căn phòng này, khách du lịch được thưởng thức trà thảo dược miễn phí. Bảo tàng y học cổ truyền Việt Nam còn trưng bày các loại thuốc và thảo dược quý hiếm… tại căn phòng này.
Giá trị văn hóa của y học cổ truyền với người Việt Nam
Y học cổ truyền có vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa Việt Nam, không chỉ là một phương pháp chữa bệnh mà còn là một phần trong triết lý sống của người Việt. Triết lý “Thiên nhân hợp nhất” trong y học cổ truyền nhấn mạnh sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Điều này thể hiện qua việc sử dụng thảo dược tự nhiên trong các bài thuốc, giúp cân bằng âm dương trong cơ thể và duy trì sự hài hòa với môi trường. Tinh thần này đã ăn sâu vào lối sống của người Việt qua nhiều thế hệ, giúp duy trì sức khỏe không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần.
Hơn nữa, y học cổ truyền còn thể hiện sự gắn kết giữa cộng đồng và gia đình. Kiến thức về các bài thuốc dân gian thường được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một phần của bản sắc văn hóa. Mỗi bài thuốc, mỗi phương pháp điều trị đều mang theo những câu chuyện, những bài học về cách sống, cách ứng xử của người Việt đối với thiên nhiên và với nhau. Y học cổ truyền không chỉ là cách chữa bệnh, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, là sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại.