Giáo viên mầm non là một trong các nghề cao quý, có nhiều ý nghĩa to lớn trong xã hội. Giáo viên mầm non là người đầu tiên dạy trẻ nhỏ trong các ngày đầu đời. Vậy nghề giáo viên mầm non có những đặc điểm gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết về ngành sư phạm mầm non ngay sau đây.
Tìm hiểu về nghề giáo viên mầm non
Như đã đề cập ở trên, nghề giáo viên mầm non là một nghề nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đóng vai trò quan trọng trong nền tảng giáo dục phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Giáo viên mầm non không chỉ là công việc dạy dỗ mà còn lo từng bữa ăn, giấc ngủ, tạo điệu kiện để trẻ khám phá và tiếp cận với môi trường xung quanh.
Giáo viên mầm non cần khéo léo trong việc dỗ dành, thấu hiểu được tâm lý của trẻ, xây dựng một môi trường học tập vui vẻ, năng động, an toàn để giúp trẻ phát triển toàn diện. Giáo viên mầm non là nghề đòi hỏi có kỹ năng về chuyên môn, đạo đức, lòng yêu nghề và tình yêu trẻ vô điều kiện.
Công việc của giáo viên mầm non
Giáo dục và phát triển kỹ năng của trẻ:
Giáo viên mầm non cần xây dựng kế hoạch phù hợp với từng lứa tuổi, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, vận động và kỹ năng ngoài xã hội, tạo bước đệm đầu tiên để trẻ phát triển.
Tổ chức các hoạt động sáng tạo, hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát huy khả năng khám phá của trẻ. Rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản như: giao tiếp, chia sẻ, tự lập…
Chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của trẻ:
Trẻ em cần đầy đủ dinh dưỡng để phát triển, giáo viên mầm non cũng cần đảm bảo trẻ được ăn uống đủ chất, đúng giờ và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh.
Giáo viên mầm non còn theo dõi sức khỏe của trẻ, hỗ trợ và hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, kỹ năng và đảm bảo giác ngủ của trẻ.
Tương tác với phụ huynh:
Giáo viên mầm non cần tương tác liên tục với phụ huynh về sự phát triển, hành vi và nhu cầu của trẻ. Giáo viên mầm non còn đưa ra các lời khuyên, phối hợp phụ huynh về việc giáo dục trẻ tại nhà.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được chia thành 3 hạng khác nhau. Ngay bây giờ đây, mời các bạn cùng MNI tìm hiểu về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non” là gì.
Chuẩn giáo viên mầm non hạng I:
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
- Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục mầm non trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hưỡng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non vào công việc nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện sáng tạo, linh hoạt; chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện được chương trình, kế hoạch giao dục mầm non;
- Tích cực, chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ và người giám hộc trẻ em và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; có khả năng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cốt cán;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp tỉnh trở lên;
- Viên chức dụ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương từ đủ 09 (chón) năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Chuẩn giáo viên mầm non hạng II
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sach, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
- Chủ động tổ chức và phối hợp kịp thời với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tốc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khén từ cấp huyện trở lên;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Chuẩn giáo viên mầm non hạng III
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sach, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;
- Có kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
- Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữu gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/ lớp, trường;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Lộ trình nâng chuẩn giáo viên mầm non
- Căn cứ Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP, lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non được quy định như sau:
- Lộ trình thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030.
- Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.